Home » , » Khe Lún , Khe Nứt ,Khe co giãn

Khe Lún , Khe Nứt ,Khe co giãn

Written By Unknown on Monday, March 31, 2014 | March 31, 2014


Thuật Ngữ :
Đơn nguyên : bộ phận của nhà hoặc công trình được giới hạn quy ước trên mặt bằng và là một đơn vị thống nhất toàn vẹn về mặt tổ chức không gian, kĩ thuật và cấu tạo. Trong nhà ở nhiều tầng, ĐN là tập hợp các căn hộ cùng sử dụng một tổ chức giao thông thẳng đứng (cầu thang bộ, cầu thang máy, vv.). Một ngôi nhà có thể bao gồm một hoặc nhiều ĐN.
Ứng suất :(còn gọi sức căng): đại lượng biểu thị nội lực phát sinh trong vật thể biến dạng (x. Biến dạng) do tác dụng của các nguyên nhân bên ngoài như tải trọng, sự thay đổi nhiệt độ, vv.
Ứng suất nội : ứng suất tồn tại bên trong một chất rắn. Thường dùng để chỉ ứng suất còn dư trong một vật khi không có ngoại lực nào tác dụng lên nó
Khái Niệm Cơ bản :
Khe lún :
1.1 : Đ/Nghĩa 1 :
khoảng hở hẹp, nhằm tách một công trình thành những phần riêng biệt, để hạn chế ảnh hưởng do sự lún không đều của công trình gây ra nứt nẻ. Hiện tượng lún không đều do sự khác nhau về cường độ chịu tải của nền đất.
1.2 : Đ/nghĩa 2 :
khoảng cách giữa 2 đơn nguyên của công công trình có tác dụng giảm ứng suất cho khối nhà khi bị lún lệch
1.3 : Khe co giãn(Khe Nhiệt) :
khoảng cách giữa 2 đơn nguyên có tác dụng giảm ứng suất nội do sự chênh lệch nhiệt độ gây ra cho công trình, có thể gây nứt làm mất mĩ quan, cũng như khả năng chịu lực của các cấu kiện trong công trình. Khe co giãn được sử dụng khi nhà có kích thước khá lớn (50 - 60m)
1.4 : Khe Nứt :
sản phẩm của quá trình biến dạng phá huỷ, hầu như không có dịch chuyển của đá dưới tác dụng của ứng lực. Về mặt địa chất học nói chung, căn cứ theo nguồn gốc của lực, có thể phân ra khe nứt kiến tạo và khe nứt phi kiến tạo; khe nứt nội sinh và khe nứt ngoại sinh.Thông thường được hiểu là hậu quả của không thi công hoặc thi công sai khe Lún, khe co giãn
Nguyên nhân của lún nứt, lệch :có 2 nguyên nhân chính :
+. Do Công trình được đặt trên nền đất có sự chênh lệch về địa tầng => khả năng chịu lực của 2 miền này khác nhau=> độ lún khác nhau dẫn đến có thể gây nứt hoặc xé tường.
+. Do Công trình có 2 khối khác nhau rõ rệt về trọng lượng, trường hợp này cũng gây lún lệch.
để giải quyết vấn đề này người ta cắt khe lún để giảm bớt ảnh hưởng lún của phần này đến phần kia
Do sự phân biệt khá rõ ràng trên nên với khe nhiệt người ta có thể thiết kế chung 1 móng cho 2 đơn nguyên ( vì móng ở dưới đất nên ít ảnh hưởng bởi chênh lệch nhiệt độ)
Yêu cầu khi thi công Chống thấm khe nứt, khe co giãn:
Thông thường khi đã xảy ra các hiện tượng thấm dột tại các khe trên là do không làm đúng yêu cầu kỹ thuật khi thi công gây ra các hiện tượng nứt , gãy kết cấu gây thấm, dột vào trong công trình



Tham khảo :
TCXD 198-1997 : Nhà cao tầng thiết kế bê tông cốt thép toàn khối
Hỏi : Chính xác lý do nào mà trên tường tầng hầm lại xuất hiện vết nứt ? --->Xin trả lời như sau: trải qua những mùa mưa vùng đất xung quanh nhà trở lên ngậm nước. Do kết cấu nền và tường không ngấm nước nên nước sẽ bao quanh dần dần các kết cấu này. Nếu nước không rút đi thì sẽ đến lúc toàn bộ phần nền và tâng hấm của ngôi nhà bị bọc một lớp áo bằng nước . Lúc này nước sẽ dâng lên và phình to ra mọi hướng ( có thể hình dung như quả bóng đang bơm ) . Nền và tầng hầm nhà cũng phải chịu kiểu lực tác dụng này . Nước khi đó sẽ bị nén chặt vào bề mặt các kết cấu .Nếu kết cấu không vững chắc thi sức ép này sẽ làm tường trở lên yếu đi và nứt ra để nước thoát xuống. Như hình minh họa dưới


2.Hỏi : Những nguyên nhân gây ra gãy , nứt , bị lún ở một số công trình xây dựng

Trả Lời : Ngoài lý do tác động của nước như câu hỏi 1 còn có những lý do sau :
Nhà thầu thi công ẩu, bớt xét nguyên vật liệu
Sai sót trong tính toán độ lún , độ nghiêng của căn nhà
Bị sai trong thiết kế Móng , dầm chịu lực và khung nhà
Trên thực tế 2 nguyên nhân trên là chủ yếu nguyên nhân cuối thường ít xảy ra . Do vậy tốt nhất bạn nên chọn đơn vị đáng tin cậy để thi công thiết kế căn hộ của mình .Trải qua thời gian việc lún, nứt thường ít khi tránh khỏi .Nhưng hết sức tránh trường hợp do nhà tiếp tục bị lún lên tiếp tục xuất hiện các vết nứt mới rất khó để có thể chống thấm một cách hiểu quả tối đa

1 comments:

April 14, 2014 at 10:33 PM

D

Reply

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã ghé thăm Blog của mình!
Để nhận thông báo mới nhất về bài đăng bạn hãy tick vào ô vuông bên phải ("Thông báo cho tôi")
Cảm ơn bạn!

Bài đăng nổi bật

Xuất mô hình trong etabs ra file ảnh, worl để in làm đồ án

Xuất mô hình trong etabs ra file ảnh, worl để in làm đồ án   Khi làm đồ án bt1, bt2 đồ án tốt nghiệp ta cần sử dụng các mô hình trong etabs...

Bài đăng phổ biến

Comment mới nhất