CẤU TẠO KHUNG TOÀN KHỐI

Written By Unknown on Wednesday, July 24, 2013 | July 24, 2013

Khung gồm từ các thanh và các nút. Các thanh là các cấu kiện chịu uốn (dầm, xà ngang) và cấu kiện nén lệch tâm ( cột, xà ngang gãy khúc, xà ngang cong), cũng có khi chịu kéo lệch tâm.
Việc cấu tạo các thanh chịu uốn, chịu nén lệch tâm dùng cốt thép mềm với hàm lượng bình thường (<3%) đã được đề cập trong phần cấu kiện cơ bản.
Đối với các khung nhà cao tầng, nội lực trong cột khá lớn và nhu cầu giảm nhỏ kích thước tiết diện có thể đặt cốt mềm hàm lượng cao hơn 3% ( tối đa 6- 8%), với cốt đai phải đặt dày hơn và mọi cốt dọc phải có cốt đai giằng; hoặc đặt cốt cứng.
Cốt cứng đặt trong dầm làm giảm kích thước tiết diện và chịu tải khi thi công.

Các nút khung phải đảm bảo yêu cầu tính chất của nút đề ra, đồng thời phải dễ thi công.
Tại nút do hàm lượng cốt thép lớn, bố trí phức tạp (thép của các cấu kiện neo vào nút), nên trạng thái ứng suất trong nút khá phức tạp, bê tông bị chèn ép. Do đó đặc biệt quan tâm đến việc hạn chế biến dạng ngang của bêtông bằng cách cấu tạo thêm cốt đai.
-Nút A: Nút nối giữa xà ngang trên cùng và cột
biên, mô men tại nút thường khá lớn. Sự phân bố ứng suất trong nút này có dạng hình a): Ứng suất
nén ở góc trong của nút tăng lên rất lớn.

Để giảm sự tập trung ứng suất, tại góc trong của nút ta tạo các nách tròn hoặc xiên (hình b). Kích thước của nách: chiều dài ≥ 18/10 nhịp, chiều cao ≤ 0.4 chiều cao xà ngang và độ dốc ≥ 1/3Cốt thép chịu kéo của dầm neo vào nút phải uốn cong để giảm ép cục bộ lên bê tông.
Để tăng độ cứng của nút một phần thép chịu kéo của dầm cần được neo xuống cột, và một phần cốt chịu kéo của cột được neo vào xà ngang. Nếu lượng thép neo nhiều, tại mỗi vị trí không được cắt quá 2 thanh. Trong nút cũng phải có cốt đai có tác dụng hạn chế biến dạng ngang của BÊ TÔNG nút, truyền lực từ các cốt thép neo vào nút.

Cấu tạo thép trong nút A phụ thuộc vào độ lệch tâm. Cốt thép neo để chịu mômen uốn
ở góc phải được uốn cong vơi r 10d, các cốt khác cũng phải có chiều dài neolneo (tính theo công thức 3.60 của TCVN 5574-91)Nút B: Cốt thép chịu kéo của xà ngang neo vào nút phải uốn cong. Trong nút cần bố trí đai giằng ngang. Khi bề rộng dầm lớn hơn cột phải có đai giằng vòng quanh cốt thép dầm.
Nút C: Liên kết cột giữa với xà ngang.
Ngoài ra, khi có tính toán với tải trọng động đất, cốt thép tại nút khung còn phải cấu tạo tuân theo yêu cầu kháng chấn .

Nút D: thường gặp khi xà ngang gãy khúc (mái dốc, dầm cầu thang..). Dưới tác
dụng của mô men dương, ứng lực trong cốt chịu kéo và cốt chịu nén tạo nên hợp lực
hướng ra ngoài. Cần bố trí đai giằng để cốt thép không bât

Nếu α ≥ 1600 thì cốt chịu kéo có thể không cần cắt ra để neo vào vùng nén.
Nếu α < 1600 thì một phần hoặc toàn bộ cốt chịu kéo phải được neo vào vùng BTchịu nén .
Diện tích cốt đai giằng được tính đủ để chịu hợp lực trong các thanh cốt dọc không được neo và đủ chịu 35% hợp lực của các cốt dọc chịu kéo đã được neo vào vùng nén
Fa1: Diện tích của cốt dọc chịu kéo không được neo.
Fa2: Diện tích của phần cốt dọc chịu kéo đã được neo.
Cốt đai được đặt trong đoạn htg=3/8α

-Nút E: Liên kết cứng cột với móng. Để chịu mô men cốt thép cột phải được kéo vào móng. Để tiện thi công người ta nối thép cột như hình vẽ (thực tế chọn mối nối tại đầu trên cổ móng).
-Nút F: Liên kết khớp cột với móng. Để hạn chế khả năng xuất hiện mô men, TD cột được cắt giảm từ (1/3-2/3)h, lấp kín bằng tấm đệm sợi tẩm nhựa, giấy cứng tẩm nhựa hoặc tấm kim loại mềm (chì..).

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã ghé thăm Blog của mình!
Để nhận thông báo mới nhất về bài đăng bạn hãy tick vào ô vuông bên phải ("Thông báo cho tôi")
Cảm ơn bạn!

Bài đăng nổi bật

Xuất mô hình trong etabs ra file ảnh, worl để in làm đồ án

Xuất mô hình trong etabs ra file ảnh, worl để in làm đồ án   Khi làm đồ án bt1, bt2 đồ án tốt nghiệp ta cần sử dụng các mô hình trong etabs...

Bài đăng phổ biến

Comment mới nhất